Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Những Tips Giúp Tăng Lượt Hiển Thị Nội Dung Lên Facebook

Facebook đã xây dựng những thuật toán riêng để tính toán và cho phép một số nội dung được xuất hiện nhiều hơn các nội dung còn lại trên News Feed.
Nhiều thành viên Facebook phàn nàn rằng họ chia sẻ thông tin trên Facebook mà nhiều bạn bè của họ không hề đọc được qua News Feed mà phải trực tiếp truy cập vào Timeline. Lars Backstrom, kỹ sư phụ trách hệ thống xếp hạng News Feed, cho biết mỗi ngày có "hàng chục nghìn" thông tin người dùng đưa lên mạng xã hội. Khi mở Facebook, trung bình có khoảng 1.500 post chờ sẵn để người dùng theo dõi từ ảnh cưới của bạn thân, lời than thở ngày đầu tháng cho đến các thông tin tẻ nhạt như anh A vừa kết bạn với chị B...
Do hiếm có ai có đủ thời gian để duyệt hết ngần đó thông tin, Facebook chấm điểm và xếp hạng các post để điều chỉnh tần suất xuất hiện. Vậy những thông tin như thế nào sẽ được ưu tiên trên News Feed?

Từ khóa "Congrats"
"Congratulations" (Chúc mừng) chính là "từ khóa vàng" để Facebook ưu tiên đưa một nội dung lên đầu. Từ khóa này có thể xuất hiện ngay trong một post hoặc trong phần bình luận. Chẳng hạn, người dùng chia sẻ về một sự kiện quan trọng trong cuộc đời như tốt nghiệp, đám cưới, sinh con... và bạn bè vào chia vui bằng những từ như "Congratulations", "Congraz", "Congrats"...
Phó giáo sư Zeynep Tufekci tại UNC iSchool (Mỹ) cho biết nhiều người đang cố tình đưa những lời chúc mừng vào trong post, như một người bạn của bà đã nhờ một số bạn bè chúc mừng vì bán được một chiếc camera cũ. Bạn bè của người này nói post đó đã đứng trên News Feed của họ tới vài ngày. Hiện chưa rõ sự ưu tiên này được áp dụng cho từ "Chúc mừng" trong tiếng Việt hay chưa.
Chia sẻ ảnh với kích cỡ phù hợp
Tuy không có thống kê chính xác, nhiều chuyên gia mạng xã hội cho biết trong số các nội dung đăng trên Facebook như status, link, ảnh, video... thì ảnh luôn đem lại kết quả "khả quan" nhất, được hiển thị nhiều trên News Feed hơn khoảng 5-20 lần so với các nội dung còn lại.
Người dùng cũng nên đăng ảnh với chiều rộng và dài không quá 1.200 x 1.200 pixel. Facebook đánh giá cao ảnh vừa vặn với kích cỡ hiển thị của màn hình, và những bức ảnh như thế được xếp vào diện "nội dung tốt", tức có thêm cơ hội ưu tiên trên News Feed.
Kích thích sự tương tác
Chia sẻ nội dung đa dạng hoặc gây tranh cãi là một trong những cách thu hút số lượt like, comment cao hơn. Khi post mới được đăng, chỉ một lượng nhỏ người dùng nhìn thấy được nội dung đó. Nếu ít người phản hồi, Facebook sẽ giảm số lượt hiển thị và ngược lại, sự tương tác càng cao thì nội dung lại càng dễ xuất hiện rộng trên News Feed, đồng thời được ưu tiên thông qua cơ chế gợi ý như "thành viên A vừa bình luận/like nội dung của thành viên B"...
Chia sẻ link trực tiếp thay vì đăng ảnh kèm link
Facebook đã thực hiện khảo sát và thấy rằng người dùng có thói quen click khi nội dung đăng dưới dạng link cao hơn là đăng dưới dạng hình ảnh và chú thích ảnh kèm link. Do đó, Facebook khẳng định sẽ ưu tiên hiển thị nội dung dưới dạng chia sẻ link trực tiếp hơn, và giảm lượng hiển thị đối với nội dung là ảnh hoặc status có kèm link.

Nội dung bên trái sẽ được Facebook ưu tiên hơn nội dung bên phải

Nguồn: VnExpress

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

12 bước thực hiện kế hoạch Social Media Marketing thành công.

Nếu bạn muốn tiếp cận và thu hút các fan và follower trên mạng cộng đồng – biến họ trở thành khách hàng “phải” trả tiền cho mình, bạn cần lên một kế hoạch social media có mục tiêu rõ ràng. Nếu như bạn không làm như vậy, thì bạn sẽ không thể tạo ra một cộng đồng fanpage vững mạnh, kéo theo thương hiệu của bạn sẽ bị ảnh hưởng, sụt giảm doanh thu.
Trên thực tế có rất nhiều kế hoạch social media marketing được thực hiện thành công, tuy nhiên vẫn  xuất hiện những thất bại, những rủi ro. Nếu bạn đang xây dựng một thương hiệu mới và đang tìm kiếm một giải pháp Social Media Marketing, thì bài viết này chắc chắn sẽ có ích cho bạn.

1. Điều tra, tìm hiểu công chúng của bạn.

Sở thích, thông tin của công chúng. Những vấn đề hay được họ nhắc tới trên mạng xã hội, những vấn đề mà họ cần giải quyết trong lĩnh vực của doanh nghiệp bạn.

2. Khai thác các mạng xã hội mà công chúng đang tập trung sử dụng.

Công chúng của bạn đang sử dụng chủ yếu Facebook, Twitter, Instagram, Youtube hay mạng xã hội nào khác, đây là nhiệm vụ của bước 1. Còn nhiệm vụ của bước 2 sẽ là việc bạn xây dựng các fanpage, kênh trên các mạng xã hội đó. Hãy bám theo khách hàng của bạn bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào trên mạng xã hội, việc này sẽ giúp tăng nhận diện thương hiệu, thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp và công chúng mục tiêu.

3. Xác định các chỉ số KPI (chỉ số đánh giá thực hiện công việc)

Những chỉ số KPI sẽ đo lường quá trình thực hiện mục tiêu. Bạn muốn nỗ lực truyền thông xã hội phục vụ cho mục đích tăng tương tác, tăng tiếp cận, hay đơn giản là tăng fan, tăng lượng người theo dõi. Việc xác định rõ các chỉ số KPI sẽ giúp bạn tập trung nguồn lực đúng hướng và theo sát tiến trình thực hiện kế hoạch hơn.

4.Tạo một playbook về social media marketing.

Và cái playbook này nên mô tả 1 cách chi tiết các KPI bạn đặt ra, hồ sơ về công chúng mục tiêu, hình ảnh thương hiệu đọng lại trong tâm trí khách hàng. Chiến dịch, sự kiện quan hệ công chúng, cuộc thi, hình ảnh nội dung, kế hoạch quản lý,… Hãy chắc chắn rằng các chiến lược mà bạn áp dụng là duy nhất với từng kênh social media.

5. Phân bổ nhân sự phù hợp.

Đảm bảo tất cả mọi người luôn trong tư thế sẵn sang thực hiện chiến dịch. Phân chia công việc cho từng người trong đội một cách công bằng nhất có thể. Ví dụ, một người phụ trách đăng bài trên blog, trên các fanpage trên mạng xã hội, người sẽ phản hồi những thắc mắc của công chúng, người sẽ theo dõi, tổng hợp số liệu và báo cáo.

6. Dành 30-60’ khởi động mỗi tuần.

30 – 60 phút là khoảng thời gian cần thiết để lên lịch trình cho các bài post trên Twitter, Facebook, Linkedln, Pinterest,…
Đưa ra một số ý tưởng nội dung ban đầu, liên kết chúng với nội dung của riêng bạn, và nội dung bên ngoài, điều này sẽ tạo được sự hứng thú và hữu ích cho công chúng.

7. Triển khai kế hoạch nội dung marketing

Kế hoạch nội dung marketing cần có chủ đề, caption, các bài viết liên quan, nguồn link dẫn, nguồn bài viết, lịch trình thực hiện nội dung,…

8. Đăng nội dung phù hợp định hướng, xen kẽ các chủ đề nóng hổi được công chúng quan tâm.

Ngoài các nội dung có trong kế hoạch, bạn cũng đừng quên chia sẻ với công chúng những tin tức nóng hổi liên quan đến lĩnh vực mà công chúng quan tâm. Ngay khi một tin “nóng hổi” xuất hiện có liên quan đến lĩnh vực hay thương hiệu của doanh nghiệp, bạn nên chia sẻ bằng cách thể hiện quan điểm từ góc nhìn doanh nghiệp bạn, để cùng công chúng bàn luận về vấn đề đó.

9. Tạo sự khác biệt về nội dung giữa các kênh xã hội.

Đừng đăng cùng một tin lên tất cả mọi nơi – luôn nhớ rằng công chúng của bạn là ai trên mỗi kênh xã hội, và cách họ tương tác cũng khác nhau, thậm chí 1 người có thể dùng nhiều kênh khác nhau và việc họ nhìn thấy những nội dung của doanh nghiệp được “copy – paste” từ kênh này sang kênh khác.

10. Ủy quyền cho ai đó quản trị các kênh xã hội.

Bạn không thể đưa thông tin lên fanpage và để đó, thi thoảng tương tác với công chúng. Bạn nên ủy quyền cho một người có thể quản trị page, đó sẽ là người đại diện thương hiệu trên mạng xã hội, truyền thông, phản hồi, và chăm sóc công chúng. Người đó phải thật sự ý thức được trách nhiệm với những nội dung được post lên, những comments, feedback,… Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) chính là nền tảng cho sự thành công trong Social Media Marketing.

11. Đo lường kết quả.

Việc báo cáo kết quả thực hiện chiến dịch cũng cần được lên lịch cụ thể. Báo cáo theo tuần, tháng, giai đoạn,…phụ thuộc vào mục tiêu và tiến trình thực hiện của chiến dịch.

12.Theo sát tiến trình thực hiện kế hoạch và có phương án điều chỉnh kịp thời.

Nếu có một điều gì đó không hoạt động như kế hoạch, hãy điều chỉnh ngay. Có một cách là sử dụng cùng lúc 2 phiên bản của nội dung và đo lường xem cái nào thành công hơn và sử dụng nó trong tương lai.

Nguồn: Mixdigital.vn

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Viewable Impression: Chỉ số đo lường mới trong Digital Marketing

Hầu hết các thương hiệu không quan tâm hoặc không nên quan tâm vào việc ai click vào chúng vì trải nghiệm của việc nhìn thấy thường quan trọng hơn hành động bấm. Đó là lý do vì sao mô hình CPM phổ biến hơn CPC.

Viewability (khả năng được nhìn thấy) là chủ đề nóng trong năm nay, tâm điểm chính là việc Media Ratings Council thống nhất tiêu chuẩn đo lường về khả năng nhìn thấy (viewability metrics) của quảng cáo hiển thị (display) và video. Bước tiến này sẽ thay đổi thị trường trị giá 50 tỉ USD và khởi đầu cho việc bán quảng cáo dựa trên chỉ số viewability metrics - được tính trên số lần quảng cáo có khả năng được xem, chứ không phải lượt xuất hiện (impression).


Các chỉ số CPC, CPM, CTR có đánh giá được hiệu quả?

Ở thời điểm hiện tại, quảng cáo hiển thị rất phổ biến. Tại Việt Nam, ngân sách cho display sẽ dao động khoảng 40-60% trog kế hoạch digital media. Các bên liên quan bị mắc kẹt vào những chỉ số đo lường click-through rates (CTR), một chỉ số không phản ánh được thực tế (wrong metrics). Một báo cáo của Digiday cho thấy, các dạng banner sẽ có CTR khá thấp, vào khoảng 0.1% đến 0.04%.

Vấn đề ở đây là CTR, chỉ số đo lường, chứ không phải vấn đề ở banner hay các quảng cáo hiển thị. Hầu hết các thương hiệu không quan tâm hoặc không nên quan tâm vào việc ai click vào chúng vì trải nghiệm của việc nhìn thấy thường quan trọng hơn hành động bấm. Đó là lý do vì sao mô hình CPM phổ biến hơn CPC.

Mô hình trả tiền cho lần xuất hiện (impression) là nguồn gốc của vấn đề thực sự. Các thương hiện trả tiền cho impression và click trong khi các đối thủ có thể làm giảm hiệu quả bằng cách bấm vào quảng cáo, cũng như dùng các thủ thuật lập trình (bot net) để tăng lượng impression.

Nghiên cứu của Solve Media, đơn vị cung cấp cho các publisher công cụ để đảm bảo các lượt viếng thăm là người thật, ngành quảng cáo hiển thị (display advertising) đã lãng phí một cách đáng kinh ngạc vì bot net: 11.6 tỉ usd trong năm 2014, tăng 22% so với 9.5 tỉ năm 2013.

Viewable Impression

Nếu chúng ta đánh giá kết quả qua CTR hay số lượng CPM sẽ là không ổn. Chúng ta không có thể có conversion mà không có traffic thực sự. Chỉ có người thật mới có khả năng mua sản phẩm, đăng ký tài liệu hay tương tác với quảng cáo. Con đường để "cứu rỗi" quảng cáo hiển thị là dịch chuyển từ CPC và CPM sang việc đo lường các lần xuất hiện có thể nhìn thấy (viewable impression).

Chỉ số này sẽ đảm bảo cho các nhà quảng cáo chỉ trả khi người dùng có khả năng thực tế tương tác với quảng cáo. Bot không thể giả mạo chỉ số này vì chúng không thể thao tác. Điều này cũng giúp cho các nhà quảng cáo tiết kiệm ngân sách vì không phải chi trả cho các quảng cáo được xuất hiện nhưng không được nhìn thấy. ComScore đã phát hiện 54% các lần xuất hiện chưa bao giờ có cơ hội để nhìn thấy. Rất nhiều quảng cáo được đặt ở cuối trang, nơi người dùng không bao giờ cuộn tới để thấy.

Holly Heller, Associate media director tại agency Moxie nói: "Quan điểm về branding rất rõ ràng: việc người tiêu dùng nhìn thấy quảng cáo là rất quan trọng".

Viewable Impression định nghĩa thế nào?

"Sau 18 tháng tranh cãi dữ dội", Making Measurement Make Sense (3MS) đã đồng ý về tiêu chuẩn của một viewable impression trong tháng 3/2014. Đây là tiêu chuẩn:

Với quảng cáo hiển thị: tối thiểu 50% pixel của banner quảng cáo xuất hiện màn hình ít nhất 1 giây. Với video, 50% pixel xuất hiện trên màn hình tối thiểu là 2 giây.

Video mô tả Active View - chỉ số đáp ứng được yêu cầu Viewable impression:


Một mặt, tiêu chuẩn này là một sự cải thiện đáng kể so với các chỉ số dần lỗi thời như CTR, nhưng với nhiều nhà quảng cáo cho rằng tiêu chuẩn cho Video vẫn còn quá thấp

Kevin Scholl, digital marketing manager at Red Roof Inn nhận xét trên Adweek về thời gian 2 giây là "Quá ngắn. Chúng tôi muốn đơn vị đo, nhưng điểm khởi đầu quá thấp".

Amy Dickerson, Vice-President, Digital Director tại Spark SMG - người đang đàm phán cho khách hàng của mình sử dụng đơn vị đo này của MRC đồng tình: "Hai giây không có ý nghĩa gì cho một quảng cáo dài 15 giây"

Nguồn: blog.chamxanh.com
Follow us on